Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.
Rượu soju là một trong những loại rượu truyền thống và nổi tiếng tại xứ sở kim chi. Một vài thông tin chia sẻ giúp cho bạn có thể hiểu rõ hơn về loại rượu này.
Rượu soju là một trong những loại rượu nổi tiếng và phổ biến ở Hàn Quốc. Nếu như bạn đã từng xem qua những bộ phim Hàn Quốc hoặc vào nhà hàng Hàn Quốc sẽ thấy sự xuất hiện của loại rượu này. Đây là một trong những loại rượu được bán khá phổ biến ở các siêu thị và cửa hàng tiện lợi với vỏ chai màu xanh bắt mắt.
Nhiều người lầm rằng đây là một trong những loại thức uống có cồn có truyền thống lâu đời nhất của Hàn Quốc nhưng không phải là như vậy. Loại rượu này chỉ được xuất hiện ở Hàn Quốc vào những năm 1960, đây là thời điểm xảy ra nạn đói sau chiến tranh Triều Tiên kéo dài từ 1950 đến 1953
Rượu soju rượu quốc dân của Hàn Quốc
Rượu soju chỉ là một trong những loại rượu truyền thống nổi tiếng của Hàn Quốc. Bên cạnh loại rượu này thì Hàn Quốc cũng có nhiều loại rượu truyền thống nổi tiếng khác chẳng hạn như rượu gạo, takju, cheongju. Soju không phải là một thương hiệu rượu cụ thể mà nó là tên gọi của các loại rượu được chưng cất và pha chế từ rượu trắng. Ngoài ra loại rượu này còn có nhiều tên gọi khác như noju, hwaju, baekju…. Nguyên liệu chính để sử dụng sản xuất ra loại rượu này ban đầu là gạo và các loại ngũ cốc. Tuy nhiên thời điểm từ năm 1965 đến năm 1991 để giảm bớt tình trạng thiếu hụt gạo thì chính phủ ở Hàn Quốc đã cấm sử dụng những phương pháp chưng cất rượu từ lúa gạo tinh. Chính vì lệnh cấm này mà rượu đã được sản xuất thông qua việc pha loãng ethanol nguyên chất với nước và một số hương liệu. Hầu hết các loại rượu rẻ tiền thời đó đều được sản xuất theo phương pháp này. Lịch sử ra đời của loại rượu này cũng là một trong những nguyên nhân để lý giải tại sao người Hàn Quốc lại thích ăn Bunsik, những món ăn đặc biệt được làm từ bột mì. Bởi vào những năm 1960 khi đất nước Hàn Quốc còn nghèo đói và thiếu gạo chính phủ đã động viên người dân phải ăn thức ăn độn bột.Rượu được tạo ra bằng cách pha loãng ethanol
Rượu soju nếu được sản xuất bằng cách pha loãng ethanol với nước thì người ta gọi đó là soju pha loãng. Còn nếu như được làm theo phương pháp chưng cất từ lúa gạo thì người ta sẽ gọi đó là soju chưng cất. Nguyên liệu mà người ta thường sử dụng để chưng cất loại rượu này bao gồm có lúa mì, khoai lang, lúa mạch và bột sắn. Loại rượu này có màu trong suốt, và theo quy định thì nồng độ của nó pha loãng phải thấp hơn 35%. Loại rượu này là một trong những loại rượu nổi tiếng và phổ biến ở Hàn Quốc với rất nhiều nhãn hiệu như chum churum, good day, chamisul…Trong đó thương hiệu chum churum và chamisul là top 10 thương hiệu bán chạy nhất thế giới. Bên cạnh loại rượu truyền thống thì nó cũng có một số loại rượu hương trái cây như nho, chanh, bưởi, đào, táo… Thông thường thì các loại rượu soju pha loãng sẽ có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với loại rượu có thương hiệu riêng. Và giá bán của một chai rượu ở các cửa hàng tiện ích là khoảng 1800 KPW tương đương 36.000 đồng. Trong khi đó giá thành của một chai rượu bán tại các quán ăn thông thường sẽ có giá dao động từ 4.000 đến 5000 KPW, tương đương từ 84.000 đến 100.000 đồng. Đa số các loại soju của Hàn Quốc đều có vị ngọt nhẹ và nồng độ tương đối thấp. Hương vị của nó khá êm dịu nên không gây sốc phù hợp cho cả đối tượng phụ nữ. Loại rượu này nếu được sử dụng trong mùa hè thì sẽ được ướp vào ngăn mát tủ lạnh hoặc ướp đá. Để kiểm tra độ sủi tăm của rượu, một số người còn dùng phương pháp dốc ngược chai để kiểm tra, sau đó lắc đều rồi mới rót ra ly thưởng thức. Bạn có biết?Rượu soju là biểu tượng văn hóa uống rượu
Người Hàn Quốc thường hỏi nhau về tửu lượng, và thường được trả lời bằng từ hai đến ba chai soju đối với nam giới, còn nữ giới là 1,5 chai. Tại Hàn Quốc có quy định là cấm tất cả những người dưới 24 tuổi bao gồm cả nghệ sĩ và vận động viên tham gia quảng cáo đồ uống có cồn dưới bất kỳ hình thức nào. Năm 2015 thì hình ảnh của ca sĩ IU quảng cáo cho rượu đã bị gỡ bỏ vì đạo luật này. Ở đất nước Hàn Quốc vào tối thứ Sáu hoặc cuối tuần bạn sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều người nằm say vật vã trên tàu điện hoặc ven đường. Sở dĩ họ có thể tỉnh táo để đi làm vào ngày hôm sau là do kinh nghiệm cũng như các phương pháp giải rượu của họ. Đối với những người dân Việt Nam đã quen thưởng thức với các loại rượu có hương vị đậm đà sẽ cảm thấy rằng rượu soju khá ngang. Lúc ban đầu bạn uống loại rượu này bạn sẽ cảm nhận rằng mình đang uống một thứ cồn công nghiệp, chứ không phải một loại rượu đúng nghĩa. Tuy nhiên nếu như bạn đã có thời gian ở Hàn Quốc khá lâu sẽ có cảm nhận về soju giống như người Hàn Quốc. Ở Hàn Quốc hiện nay cũng có một trường phái uống rượu theo phong cách Somaek, tức là pha rượu soju với bia, bởi họ cho rằng nồng độ của loại rượu này chưa thấm tháp. Nên khi chúng ta uống loại rượu được pha với bia sẽ khiến cho người uống bị say lúc nào mà không biết.